Lịch Sử Và Sự Phát Triển Của Áo Thun

Ao thun Adam Levine

Mục Lục

Áo thun hay áo phông phổ biến đến nỗi hầu như ai cũng sở hữu nhưng không phải ai cũng biết được lịch sử phát triển áo thun hay nguồn gốc của loại áo phổ biến này.

Hãy cùng áo thun Fearless tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của áo phông để có thể hiểu nhiều hơn về văn hóa, xu hướng và phong cách loại áo quen thuộc này.

Thời Kì Đầu Của Áo Thun Hay Áo Phông (T-shirt)

Năm 1913: hài quân Mỹ US. Navi lần đầu giới thiệu áo t-shirt và được mang như một dạng đồng phục áo lót cho quân nhân của họ. 

Năm 1920: Từ T-shirt (tee shirt – áo phông, áo thun) lần đầu được vào từ điển Merriam-Webster.

Năm 1932: Jockey International Inc đã phát triển một nguyên bản áo phông hiện đại đầu tiên cho đội bóng bầu dục University of Southern California Trojans với mục đích là tạo ra một loại áo lót giá tốt và thấm hút mồ hôi nhằm ngăn miếng đệm vai gây ra chấn thương cho các cầu thủ. 

Năm 1938: Hãng Sears giới thiệu ra công chúng áo phông có tên GOB gần giống với áo thun hiện đại ngày nay 

Năm 1942: Áo thun in (Printed t-shirt) lần đầu tiên xuất hiện, một trong những hình đầu tiên được tạp chí LIFE chụp lại là chiếc áo in hình “Air Corps Gunnery School“

Thời Kì Huy Hoàng Áo Thun Bắt Đầu 1950-1960s

Hollywood nhanh chóng nhận ra tiềm năng của loại thời trang mới này và ngay lập tức áo thun xuất hiện trong bộ phim “A Street Car Named Desire ” bởi tài tử Marlon Brando, hay “Rebel Without a Cause” của nam diễn viên đẹp trai James Dean. Việc áo phông xuất hiện lần đầu trong một bộ phim đánh dấu cho mốc phát triển của áo thun t-shirt.

Năm 1960s: áo thun tie-dying được phát minh và sự phổ biến của áo thun in hình (printed t-shirt). Màu sắc và các họa tiết tươi sáng trở thành xu hướng thời trang nổi bật thời kì đó. Áo thun dần trở thành một phương tiện để thể hiện bản thân thông qua các hình thức khác nhau như hình in nghệ thuật, slogan, biểu ngữ và cả quảng cáo thương mại.

Áo Thun Trở Thành Điểm Nhấn Văn Hóa Thập Niên 70-90s

Với kĩ thuật và công nghệ in phát triển, áo phông trở nên vô cùng phổ biến đi cùng sự phát triển của văn hóa nhạc Pop-Rock vô cùng thịnh vượng. Áo thun trở thành dấu hiệu nhận biết của những người chung sở thích, một nét văn hóa, tính cách được thể hiện qua những hình ảnh được in trên chiếc áo của họ. 

Áo thun là một công cụ tuyệt vời cho các ban nhạc, nghệ sĩ thời này phô diễn thương hiệu, albums hay tour, concert của họ. Rất dễ nhận biết được những chiếc áo phông của Rolling Stones, hay loại áo tie-dying của Grateful Dead. Thậm chí cho đến ngày nay, những chiếc áo thun đầy màu sắc này vẫn còn vô cùng thu hút.

Áo Phông Ngày Nay

Áo thun (t-shirt) dường như trở thành một mặt hàng thời trang, hay tiêu dùng không thể thiếu của tất cả mọi người từ trẻ em cho đến người cao tuổi. Một chiếc áo vô cùng tiện lợi, dễ mặc, dễ phối đồ và giá cả hợp lý nữa trở thành sự lựa chọn đầu tiên của nhiều người. 

Sự phát triển vũ bão của công nghệ in ấn (DTG, in lụa, chuyển nhiệt…)  trên áo thun đang giúp áo phông trở thành mũi nhọn của ngành thời trang, nó không còn chỉ là một loại áo lót như thời kì đầu mà nó đã trở thành một công cụ tuyệt vời để thể hiện phong cách cá nhân, nơi mà mọi người có thể kể câu chuyện, văn hóa, ngành nghề, thẩm mỹ… của mình. 

Áo thun không còn bị gói gọn trong việc sản xuất hàng loạt “đụng hàng” mà bạn cũng có thể hoàn toàn chọn những chiếc áo “độc – đẹp – lạ- cá tính”.

Một chiếc áo thun hay áo phông cũng như một cách giới thiệu về brand-thương hiệu cá nhân, người khác có thể “hiểu” phần nào cách truyền đạt qua chiếc áo chúng ta mặc.

Hoàng Phan / Áo thun Fearless™
Tham khảo: Wikimedia, Rushordertees, 90thidpg.us

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *