ÁO THUN từ vị thế của một chiếc áo lót thập niên 50s đã trở thành biểu tượng mới của thời trang nhờ sự quay lại của áo thun vintage.
Xuất hiện vào thập niên 50s, áo thun Mỹ từ một sản phẩm dành cho quân đội Hoa Kì và trở nên phổ biến hơn nhờ xuất hiện trong nền điện ảnh bởi những tài tử nổi tiếng như James Dean hay Marlon Brando. Sau đó thịnh hành và bùng nổ như vũ bão vào ở Mỹ vào những năm 60 – 70, áo thun vintage trở thành một sản phẩm đại diện tiếng nói, văn hoá của giới trẻ.
Thời kì đầu những năm 60s, chúng ta không có nhiều phương tiện để bày tỏ bản thân như thời đại internet ngày này nên việc áo thun phong cách vintage với những hình in band nhạc ưa thích, các nhân vật nổi tiếng hoặc biểu ngữ chính trị rất phổ biến. Các band nhạc rock như Grateful Dead, Rolling Stone, ACDC… bắt kịp xu hướng và nhanh chóng nhận ra đó là một nguồn thu nhập và PR cho những sản phẩm của mình cho tới tận bây giờ.
Phong trào áo thun này cực kì thịnh hành những năm 70s rực rỡ, các phong trào văn hoá như phản đối chiến tranh, nhạc rock, hippi… như một mảnh đất màu mỡ cho áo thun vintage có đất diễn. Những chiếc áo thun biểu tượng Che, “I love NY”, “Rolling Stone”…. trực tiếp trở thành những biểu tượng bất tử cuả thời trang đường phố.
Vòng xoay luôn phát triển và sau gần 50 năm, mọi thứ trở lại như một vòng lặp dễ gặp phải của ngành thời trang. Áo thun vintage trở lại với những thiết kế đặc trưng của thập niên 70s và kết hợp những thước đo đậm chất đường phố của dân Hiphop 90s. Những Travis Scott, ASAP ROCKY hay Tyler The Greator như mang lại những chất đặc trưng nhất của áo thun vintage thế kỉ cũ về với hiện tại cùng với những sản phẩm âm nhạc của họ.
Với thế kỉ internet mới, áo thun nói chung và áo thun Vintage tiếp tục khẳng định vị thế văn hoá và thời trang của mình bằng sự đa dạng về thiết kế nhờ kết hợp vô tận của các công nghệ phát triển mới của ngành thời trang may mặc.